1. Các phương thức ly hôn hiện nay
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (LHNGĐ), ly hôn có thể thực hiện qua 02 phương thức sau:
1.1 Đơn phương ly hôn:
Đơn phương ly hôn (hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên) là việc một bên vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà không có sự đồng ý của bên kia.
1.2 Thuận tình ly hôn:
Thuận tình ly hôn là việc ly hôn được yêu cầu bởi cả vợ và chồng một cách tự nguyện. Đồng thời, họ đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái;
2. Các nội dung mà tòa án giải quyết đối với ly hôn
Trong các vụ việc việc ly hôn, Tòa án đều giải quyết các vấn đề sau:
2.1 Quan hệ hôn nhân: Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2.2 Con cái: Tòa án tôn trọng thỏa thuận của các bên về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con chung. Nếu các bên không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con.
2.3 Tài sản: Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Dịch vụ pháp lý về vụ việc Ly hôn của chúng tôi gồm:
3.1 Nội dung tư vấn pháp luật
3.2 Nội dung tham gia tố tụng tại Toà án
Ghi chú: Luật sư chỉ được nhận ủy quyền đại diện cho khách hàng trong phần tranh chấp tài sản trong vụ án ly hôn vì vấn đề ly hôn (chấm dứt quan hệ hôn nhân) gắn liền trực tiếp đến nhân thân của hai vợ chồng, khi giải quyết ly hôn, hai vợ chồng bắt buộc phải tham gia tố tụng, không được phép ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, trừ trường hợp vợ/chồng bị mất năng lực hành vi, bị bệnh tâm thần, là nạn nhân của bạo lực gia đình mà cha, mẹ, người thân thích yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho họ.