Đoàn Luật sư TP Hà Nội

CÔNG TY LUẬT NAM DƯƠNG
Email
contact@luatnamduong.vn
Tel:
024 2215 8998 - 2260 1636

Dịch vụ tư vấn Thành lập công ty bảo vệ tại Luật Nam Dương

Điều kiện thành lập công ty bảo vệ và dịch vụ tư vấn Thành lập công ty bảo vệ tại Luật Nam Dương

CĂN CỨ:

Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Nghị định 96/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện

QUY ĐỊNH:

Phạm vi kinh doanh dịch vụ bảo vệ:

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Khoản 7 Điều 3 Nghị định 96).

—————-

Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

1. Là Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ màtrong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đi với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.

4. Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:

a) Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;

b) Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;

c) Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.

—————-

Quy trình thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập Công ty;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: – Đối với cá nhân là căn cước công dân/giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; – Đối với Doanh nghiệp: Quyết định thành lập công ty/ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; quyết định cử đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; căn cước công dân/giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền.

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

——————-

Bước 2: Các thủ tục sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thực hiện Khắc dấu doanh nghiệp: Liên hệ cơ sở khắc dấu để thực hiện khắc con dấu pháp nhân.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Treo biển tại trụ sở công ty: công ty cần đặt làm bảng hiệu công ty có đầy đủ những thông tin cần thiết và thực hiện treo bảng hiệu công ty theo đúng quy định và thuận tiện cho việc quản lý

Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế: 

  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.

Góp vốn đúng thời hạn: Thành viên/cổ đông công ty phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

—————-

DỊCH VỤ TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY BẢO VỆ TẠI LUẬT NAM DƯƠNG

  1. Soạn thảo hồ sơ pháp lý liên quan đến nội dung đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo thông tin doanh nghiệp cung cấp và theo đúng với quy định của pháp luật;
  2. Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giúp doanh nghiệp đăng ký thành lập;
  3. Theo dõi quá trình thụ lý hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giải trình với các cơ quan về các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập của doanh nghiệp;
  4. Hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục pháp lý có liên quan sau khi Thành lập công ty;
  5. Tư vấn các thủ tục về pháp luật, thuế, kế toán cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Trân trọng!

Related Posts